Tầm quan trọng của tư vấn pháp lý
Kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, khi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các quy định pháp luật trong kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạp và các tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng sẽ thường xuyên hơn. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chưa coi trọng
yếu tố pháp luật. Đây sẽ là sai lầm lớn của doanh nghiệp khi kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.
Người tư vấn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp các vấn đề về pháp lý có thể là người trong nội bộ doanh nghiệp (bộ phận pháp chế) hoặc là người độc lập từ bên ngoài (các luật sư). Thông thường, các doanh nghiệp lớn mới có bộ phận pháp chế, các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới khởi sự đều tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ phía các luật sư.
Sự hỗ trợ này cung cấp và giải thích các thông tin pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, định hướng các hành vi của doanh nghiệp trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, theo các quy định pháp luật và theo các thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc sử dụng tư vấn từ phía các luật sư còn có các lợi ích sau:
- Luật sư hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp cả về tài chính, tổ chức, quản lý và tình cảm. Do đó, tư vấn của luật sư hoàn toàn khách quan, vô tư vì lợi ích của doanh nghiệp, của nhiều người.
- Những biến động trong môi trường kinh tế, những thay đổi trong hệ thống pháp luật có thể gây khó khăn cho một số doanh nghiệp nhưng lại tạo cơ hội kinh doanh cho một số doanh nghiệp khác. Do đó, tư vấn của luật sư có thể gợi mở cho doanh nghiệp nhiều ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh mới.
- Bảo đảm an toàn pháp lý cho doanh nghiệp trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan (người lao động, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, cộng đồng địa phương…) và với các doanh nghiệp khác.
Dịch vụ tư vấn pháp lý
Những vấn đề pháp lý cụ thể mà doanh nghiệp cần sự tư vấn từ các luật sư (hoặc từ bộ phận pháp chế) bao gồm:
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ cụ thể như: tư vấn lập hồ sơ, tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp, chọn tên công ty, về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người sáng lập…
- Tư vấn nhượng quyền thương mại: thủ tục, hợp đồng…
- Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ: phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa…
- Tư vấn soạn thảo, thẩm định, rà soát, chỉnh sửa…các loại hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu,
- Hợp đồng đầu tư, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh…
- Hợp đồng đại lý, đại diện…
- Hợp đồng sửa chữa, thuê, cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp nhà, đất…
- Hợp đồng mua bán, vận chuyển, gia công đặt hàng, kho bãi, ký gửi hàng hóa…
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng Li – xăng (Licence), hợp đồng chuyển giao công nghệ…
- Hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh vay tiền…
- Hợp đồng khác
Tải tài liệu: Những vấn đề phát sinh khi thành lập, điều hành doanh nghiệp
Theo Thanhtoanhoadon.vn - Thanh toan hoa don
0 nhận xét:
Đăng nhận xét