Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Tiểu luận Các loại hình thanh toán trực tuyến Quốc tế,Việt Nam


Sự phát triển như vũ bão của CNTT đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Với khả năng số hoá mọi loại thông tin (số, đồ thị, văn bản, hình ảnh, tiếng nói, âm thanh…)
, máy tính trở thành phương tiện xử lý thông tin thống nhất và đa năng, thực hiện được nhiều chức năng khác nhau trên mọi dạng thông tin thuộc mọi lĩnh vực: nghiên cứu, quản lý, kinh doanh…

Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử, truyền thông phát triển kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Số hoá và mạng hoá đã làm xuất hiện sự hội tụ giữa máy tính, truyền thông và các ngành cung cấp nội dung thông tin trên mạng tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới – nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức). Trong nền kinh tế số, thông tin được xử lý, lưu giữ trong các máy tính và được trao đổi, truyền đi với tốc độ ánh sáng trên mạng, nhờ đó thông tin có thể được phổ biến và truy cập tức thời tại bất kỳ địa điểm nào trên thế giới. Việc thông tin chuyển sang dạng số và nối mạng đã làm thay đổi sự chuyển hoá của nền kinh tế, các dạng thể chế, các mối quan hệ và bản chất của hoạt động kinh tế xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động và đời sống con người, trong đó có các hoạt động thương mại. Người ta đã có thể tiến hành các hoạt động thương mại nhờ các phương tiện điện tử, đó chính là “thương mại điện tử” (TMĐT).

Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. TMĐT gồm các hoạt động mua bán hang hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác liên kết, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới ngƣời tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các hoạt động truyền thống và các dịch vụ mới. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm con người. Việc hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử có ý nghĩa to lớn và có tác động sâu rộng đến nhiều đối tượng: góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng … từ đó hoàn thiện phát triển thương mại điện tử.

Ở Việt Nam có nhiều hình thức thanh toán rộng rãi và phổ biến nhất là thanh toán bằng tiền mặt. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ … Thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển rộng khắp của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước càng lớn thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Và thanh toán trực tuyến ra đời để giải quyết các vấn đề này.


Theo Thanhtoanhoadon.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét